Tài trợ bởi vatgia.com

Câu chuyện về Touch English!

Câu chuyện về Touch English!

“Cha đẻ” của Touch English!
Với những ai đang hoạt động và giảng dạy trong lĩnh vực mầm non, đặc biệt là bộ môn Tiếng Anh mầm non, cái tên nhà giáo Lê Thị Thu Huyền không còn trở nên xa lạ. Bà là giảng viên có tiếng của khoa Giáo dục mầm non tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, đồng thời là giảng viên trực tiếp đào tạo giáo viên chuyên ngành Tiếng Anh mầm non của trường CĐ Sư phạm Trung ương - trường đầu tiên trên cả nước đào tạo chuyên ngành “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với Tiếng Anh” từ năm 2008.Bà từng tu nghiệp tại Nhật 6 năm trong lĩnh vực giáo dục mầm non và có cơ hội tham quan, học tập tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới (Singapore, Đan Mạch, Mỹ…).

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, đào tạo và thẩm định nhiều chương trình Tiếng Anh khác nhau cũng như các chương trình giáo dục sớm cho trẻ em Việt Nam, bà hiểu được những ưu điểm, hạn chế của các chương trình Tiếng Anh hiện nay cũng như năng lực, khả năng của đội ngũ Giáo viên Tiếng Anh mầm non trong nước. Do đó, bà luôn trăn trở muốn viết một bộ chương trình Tiếng Anh phù hợp hơn cho trẻ. Vào năm 2013, sau khi dự hội thảo về “Những cải cách trong giáo dục mầm non cho trẻ em Việt Nam”, bà đã có cuộc trò chuyện với ông Vũ Ngọc Quyết – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kỹ thuật và Thương mại Gia Vũ (công ty chuyên về các sản phẩm công nghệ dành cho ngành giáo dục).

Nhận thấy những điểm tương đồng về tư tưởng, tâm huyết cũng như trăn trở trong việc đưa Tiếng Anh vào giáo dục trẻ mầm non một cách hiệu quả, bà đã cùng công ty Gia Vũ nghiên cứu, xây dựng một bộ chương trình Tiếng Anh cho trẻ theo hướng tích hợp giữa giáo trình truyền thống và học liệu điện tử tương tác thông minh. Sau đó, bà Thu Huyền đã gửi thư giới thiệu về ý tưởng và thiết kế chương trình Touch English! cho ông Rick.L.Peck -  Giáo sư ngôn ngữ học trường Cao đẳng Lewis and Clark (Hoa Kỳ).Giáo sư Peck và bà Thu Huyền đã từng có quãng thời gian làm việc cùng nhau trong lĩnh vực đào tạo giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh mầm non tại Hà Nội vào năm 2012. Ông là một người yêu thích du lịch và trẻ nhỏ. Sau quãng thời gian làm việc với đội ngũ giáo viên Việt Nam cũng như trực tiếp dạy trẻ em Việt Nam, ông hiểu được những trăn trở của người thầy giáo mong muốn có một bộ giáo trình phù hợp và hấp dẫn hơn cho trẻ. 

 
Ảnh: Giáo sư Rick.L.Peck trong một lớp học Tiếng Anh
 
Trẻ em Việt Nam rất thân thiện, vui vẻ và ham thích giao tiếp với người nước ngoài. Nếu được đào tạo đúng hướng từ nhỏ sẽ phát triển khả năng ngôn ngữ rất tốt. Tuy nhiên, ông chưa tìm thấy một chương trình chính thống nào thực sự phù hợp để dạy ngôn ngữ thứ 2 cho trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non ở Việt Nam. Do vậy, khi được biết đến những ý tưởng đầu tiên của nhóm tác giả, với kinh nghiệm lâu năm của mình, ông nhận ra được tính khả thi, hiệu quả, sự phù hợp của chương trình “Touch English!”. Từ sự thấu hiểu đó, ông đã đóng góp không nhỏ vào sự ra đời của bộ sản phẩm “Touch English!”, đáp ứng  nhu cầu học Tiếng Anh - ngôn ngữ thứ 2 của trẻ mầm non.

Thực trạng về việc học tiếng anh mầm non ở Việt Nam hiện nay
Hiện nay, cho trẻ học Tiếng Anh từ nhỏ là một nhu cầu tất yếu đối với các gia đình Việt Nam. Tỷ lệ thuận với nhu cầu này là việc ra đời của hàng loạt các trung tâm dạy Tiếng Anh cho trẻ với các giáo trình ngoại nhập từ Anh, Mỹ, Canada,…nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của gia đình và các học viên “nhí”. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có đánh giá chính thống về hiệu quả của các trung tâm cũng như các chương trình Tiếng Anh cho trẻ mầm non.
Trẻ em Việt Nam học tiếng Anh tự do ở các trung tâm ngoại ngữ phần lớn bắt đầu từ 3 tuổi. Mỗi trung tâm chọn dạy các giáo trình khác nhau, có giáo viên bản ngữ dạy và thường có trợ giảng là người Việt Nam. Phải nói thêm, hầu như tất cả các giáo trình của Anh, Mỹ, Nhật Bản đưa về Việt Nam đều được thiết kế cho trẻ em Châu Âu hay Châu Á, tức là không bám sát vào đặc điểm riêng biệt của trẻ em Việt Nam. Nếu chúng ta dùng nguyên giáo trình ngoại nhập thì không hoàn toàn phù hợp.

Về đào tạo giáo viên, Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến việc đào tạo giáo viên tiếng Anh cho bậc mầm non. Hiện mới có trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương (387 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) đào tạo và cấp chứng chỉ dạy Tiếng Anh mầm non cho giáo viên dạy Tiếng Anh mầm non nhưng với số lượng giáo viên hạn chế (1 năm 20 giáo viên tiếng anh mầm non). Hầu hết các giáo viên tại các trung tâm Tiếng Anh hiện tại đều tốt nghiệp từ các trường đại học ngoại ngữ, sư phạm, các khoa tiếng anh, dịch thuật,… được đào tạo để dạy Tiếng Anh cho người lớn. Điều này dẫn tới việc một giáo viên với ngữ liệu 10.000 từ truyền đạt cho trẻ với dữ liệu vỏn vẹn 300 từ, khiến các em bị “quá tải” và không có giáo viên hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non để có thể dạy Tiếng Anh cho trẻ.

Về phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ em, chúng ta thường nghe cụm từ “học thông qua các trò chơi”. Tuy nhiên, có nhiều giáo viên vẫn nhầm lẫn trong quá trình dạy tiếng Anh cho các em. Chẳng hạn, khi giúp các em tiếp cận với Tiếng Anh qua bài hát, các cô giáo chưa phân biệt được “sing to learn” (hát để học) hay “learn to sing” (học hát). Muốn dạy các em ba từ mới nghĩa là trong bài hát đó chỉ bao gồm ba từ được lặp đi lặp lại, không phải lồng ba từ đó vào một bài hát dài. Hay chúng ta không thể bắt một đứa bé 3,4 tuổi ngồi vào bàn học và dạy “apple” là quả táo, “mom” là mẹ một cách khô cứng. Trẻ con cần được học bằng tất cả các giác quan, được nghe, được nhìn, được nếm, được ngửi, được vừa học vừa chơi, được kết nối giữa cái đang học và vật thật… thì mới dễ nhớ. Nếu không nắm vững phương pháp này, việc dạy Tiếng Anh cho trẻ chắc chắn sẽ không đạt hiệu quả cao. Trẻ mầm non với đặc điểm tâm lý là thông qua việc chơi để tìm hiểu thế giới xung quanh, do đó cần đặt mục tiêu cho trẻ là làm quen, tiếp cận Tiếng Anh như một trò chơi ngôn ngữ. Chúng ta cần tạo cho các cháu vui chơi để học với các hình thức như các trò chơi bắt chước, đóng vai, hát, vẽ, tô màu, v.v. Đó cũng chính là mục đích quan trọng cho trẻ học thông qua trải nghiệm mà bộ giáo trình “Touch English!” hướng đến.
Ảnh: Bé vui vẻ học vẽ với cô giáo nước ngoài
 
Thấu hiểu được những tồn tại trên trong quá trình giảng dạy tiếng anh cho trẻ mầm non, các chuyên gia của Touch English! đã cùng nhau nghiên cứu đưa ra một chương trình phù hợp nhất cho trẻ, đồng thời vẫn bám sát chương trình giáo dục mầm non hiện hành của Bộ giáo dục và đào tạo. Chương trình có ưu thế vượt trội về phương pháp giảng dạy của giáo viên,  độ phù hợp của giáo giáo trình và học liệu điện tử tương tác. Chúng tôi hy vọng đây thực sự là bộ chương trình phù hợp nhất dành cho con em quý vị và là tài liệu giảng dạy lý tưởng cho các quý thầy cô. Chúng tôi biết rằng, dù đã rất nỗ lực nghiên cứu một cách nghiêm túc, tỉ mỉ, tuy nhiên, mọi chương trình đều có những ưu -  nhược điểm nhất định. Do vậy, chúng tôi luôn mong nhận được sự giúp đỡ, đầu tư, đóng góp về mọi mặt của quý vị, đặc biệt là giúp đỡ, đóng góp về nội dung chương trình, đào tạo giáo viên Tiếng Anh mầm non để chương trình ngày càng hoàn thiện, góp phần tạo nên một thế hệ trẻ tài năng, toàn diện.

 

Bài viết liên quan